Nhiều chủ xe rơi vào tình trạng “tiền mất, tật mang” khi cho người khác mượn xe và gây tai nạn. Không chỉ thiệt hại về vật chất, tùy từng trường hợp chủ xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vì cả nể và tin tưởng, anh N. Hoàng (Phú Hội, TP.Huế) đã cho cậu ruột mượn chiếc Toyota Vios mới mua được vài tuần để chở gia đình đi Đà Nẵng chơi. Tuy nhiên, trên đường trở về, người cậu đã gây ra va chạm và khiến xế yêu của anh Hoàng bị móp nặng phần khung trước, bể luôn dàn đèn phải. Thật không may khi chiếc xe của anh vẫn chưa kịp mua bảo hiểm ô tô. Anh N.Hoàng cho biết: “Dành dụm mãi tôi mới sắm được chiếc xe này. Nhìn xe đã xót, báo giá sửa xe cả mấy chục triệu tôi càng bực hơn. Vì là người thân nên tôi cũng khó xử, đành cắn răng trả hết chứ cũng không muốn “bắt đền”.
Cho mượn xe thì nhanh tăng “tình thương mến thương”, nhưng cái kết đôi khi rủi thay lại “hao tiền, mất tình”. Trong trường hợp chủ xe không mua bảo hiểm như anh N. Hoàng, những sự cố “trời ơi đất hỡi” có thể ập xuống bất cứ lúc nào, chủ xế thì “khóc ròng” vì chi phí sửa chữa lớn, mà người mượn cũng “mang họa” vì làm hỏng xe của người khác, dễ nảy sinh mâu thuẫn về cả tiền bạc lẫn tình cảm.
Không chỉ thiệt hại về vật chất, nếu cho người không đủ tuổi, không đủ sức khỏe hoặc không có giấy phép lái xe theo quy định mượn xe mà vô tình gây tai nạn, chủ xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cụ thể, mức phạt tiền từ 2 – 4 triệu đồng đối với cá nhân là chủ xe hoặc từ 4 – 8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 điều khiển xe tham gia giao thông.
Không những vậy, tùy vào tính chất, mức độ thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của bên bị thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông mà người chủ sở hữu phương tiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình gây ra khi cho mượn xe (căn cứ Điều 205, Bộ Luật hình sự).
Để có “cái kết” đẹp khi cho mượn xe, các chủ xe nên lưu ý:
“Cẩn tắc vô áy náy”, trong trường hợp nhất thiết phải cho mượn xe, hãy đảm bảo rằng người mượn đã đủ tuổi, đủ sức khỏe, có bằng lái xe ô tô và đủ kỹ năng lái xe tham gia giao thông.
Chuẩn bị phương án dự phòng cho những sự cố không may bằng cách mua bảo hiểm ô tô. Như trường hợp anh Minh Thuận, một chủ xe ngụ tại TP.Vinh, Nghệ An. Anh Thuận cho bạn mượn xe, nhưng chẳng may xe bị mất lái đâm vào thành cầu, bung 2 túi khí và hỏng nặng phần đầu, rất may không thiệt hại về người. Do đã mua bảo hiểm nên chủ xe được chi trả chi phí sửa xe lên đến hơn nửa tỉ đồng.
Trong trường hợp xảy ra sự cố va chạm, chủ xe cần liên lạc ngay với tổng đài dịch vụ chăm sóc khách hàng của hãng bảo hiểm và cơ quan công an để phối hợp giải quyết và giám định tai nạn. Thông báo sớm và chi tiết sẽ rất hữu ích cho việc giải quyết bồi thường bảo hiểm về sau. Sau khi được đội ngũ nhân viên đến đưa xe đi giám định và sửa chữa, chủ xe nên nhanh chóng gửi đơn yêu cầu bồi thường sớm nhất có thể, không quá 15 ngày.
Một trong những gói bảo hiểm xe được nhiều người sử dụng xe tin chọn hiện nay là AutoCare của Liberty. Ưu điểm của AutoCare là có phạm vi bảo hiểm rộng nhất hiện nay. Đặc biệt AutoCare đã bao gồm bảo hiểm thủy kích, người sử dụng sẽ được hưởng quyền lợi tối đa mà không phải bỏ thêm chi phí như các gói bảo hiểm khác đang có trên thị trường.
Tham gia AutoCare, khách hàng sẽ được sửa chữa tại garage đạt chuẩn toàn quốc, thay thế phụ tùng chính hãng mới 100%. Ngoài ra, Liberty áp dụng mức bồi thường mất cắp bộ phận lên đến 2 lần một năm nếu mua bảo hiểm mất cắp bộ phận, bồi thường xe mới 100% cho xe bị tổn thất toàn bộ trong năm đầu tiên kể từ ngày mua xe mới. Tham khảo sản phẩm Bảo hiểm ô tô Liberty Autocare tại đây.
Ngoài ra, AutoCare còn cung cấp dịch vụ cứu hộ giao thông miễn phí 24/7 trên toàn quốc trong mọi trường hợp rủi ro hay tổn thất xảy đến với xe được bảo hiểm. Khi xảy ra sự cố chủ xe có thể liên hệ nhanh chóng thông qua trung tâm dịch vụ khách hàng miễn cước 24/7.
Theo Thanh Niên